Hói đầu là tình trạng phổ biến ở nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Nhiều người cho rằng hói là do “cơ địa” hay “do cha mẹ truyền lại”, nhưng sự thật nguyên nhân hói đầu ở nam giới không chỉ có vậy. Hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp.
Di truyền - thủ phạm hàng đầu gây hói đầu ở nam giới
Khoảng 80-90% ca hói đầu ở nam giới là do di truyền. Loại hói này thường được gọi là rụng tóc kiểu nam (Androgenetic Alopecia). Căn nguyên đến từ hormone DHT (dihydrotestosterone). Khi nồng độ DHT tăng cao, hormone này sẽ bám vào chân tóc, đặc biệt là vùng trán, đỉnh đầu. DHT làm rút ngắn chu kỳ phát triển của sợi tóc, khiến tóc mới mọc lên mảnh hơn, yếu hơn và dễ rụng sớm. Theo thời gian, nang tóc bị co nhỏ lại (teo nang), mất khả năng nuôi sợi tóc và cuối cùng chuyển sang trạng thái “ngủ yên”, không thể mọc lại tự nhiên được nữa. Đây là lý do vì sao tóc rụng do DHT thường không phục hồi nếu không có sự can thiệp y khoa.
Biểu hiện dễ nhận biết:
-
Tóc thưa dần ở hai bên thái dương hoặc đường chữ M
-
Trán ngày càng cao, da đầu lộ rõ
-
Tóc mỏng dần theo từng năm
Nếu trong gia đình có cha, ông, anh em ruột từng hói đầu, bạn có nguy cơ cao hơn người khác.

Rối loạn nội tiết tố
Không chỉ phụ nữ, nội tiết tố ở nam giới cũng có thể mất cân bằng do stress kéo dài, thiếu ngủ, dùng steroid (thuốc tăng cơ), hoặc tuổi tác. Từ đó làm tăng hoạt động của DHT hoặc gây rối loạn chu kỳ mọc tóc.
Căng thẳng, stress kéo dài
Một nguyên nhân hói đầu ở nam giới nữa chính là áp lực công việc, thiếu ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuần hoàn máu và nuôi dưỡng nang tóc. Tóc không nhận đủ dưỡng chất sẽ yếu, gãy rụng và khó mọc lại.
Hói đầu do stress thường gây rụng tóc từng mảng, tóc mỏng khắp đầu thay vì chỉ hói theo kiểu chữ M.
Chế độ ăn thiếu chất
Thiếu hụt vitamin nhóm B (đặc biệt B7 – Biotin), kẽm, sắt hoặc protein cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mái tóc. Tóc là “biểu hiện” trực tiếp của dinh dưỡng, ăn uống mất cân bằng đồng nghĩa với việc nang tóc dễ bị thoái hóa.
Tác dụng phụ của thuốc và bệnh lý nền
Một số loại thuốc điều trị huyết áp, trầm cảm, gout, xạ trị ung thư... có thể gây rụng tóc kéo dài. Ngoài ra, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, lupus cũng là các nguyên nhân tiềm ẩn gây hói nếu không được điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân hói đầu ở nam giới, quá trình này thường diễn ra âm thầm nhưng liên tục. Nang tóc một khi đã bị tổn thương nghiêm trọng sẽ không thể phục hồi tự nhiên. Việc chần chừ có thể khiến bạn mất đi cơ hội giữ lại mái tóc thật của mình. Vì vậy, đừng chờ đến khi hói rõ mới đi khám!
Có thể điều trị hói đầu được không?
Câu trả lời là có, nếu bạn can thiệp đúng cách và đến đúng địa chỉ uy tín. Với công nghệ hiện đại ngày nay, các phương pháp điều trị sau đều đã được chứng minh hiệu quả, an toàn và mang lại kết quả lâu dài:
-
Liệu pháp nội khoa: Tăng sinh mầm tóc, laser cường độ thấp, tiêm Meso, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) áp dụng cho các trường hợp rụng tóc, thưa tóc nhưng dưới da đầu vẫn còn nang tóc tồn tại,
-
Cấy tóc tự thân bằng kỹ thuật FUE áp dụng cho các trường hợp tóc rụng và mất nang tóc vĩnh viễn.
Hiểu rõ nguyên nhân hói đầu ở nam giới là bước đầu tiên để chọn đúng hướng điều trị và ngăn ngừa rụng tóc tiến triển. Đừng đợi đến khi tóc thưa trầm trọng mới hành động, khoa học hiện đại hoàn toàn có thể giúp bạn lấy lại mái tóc và sự tự tin, nếu can thiệp kịp thời.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về rụng tóc, hói đầu, hãy đến Cấy tóc Dr Hoàng Tuấn để không chỉ được soi da đầu công nghệ cao, mà còn được đưa ra phác đồ cá nhân hóa phù hợp nhất với từng cơ địa.
--------------------
- Hotline tư vấn: 0969 848 606 - 0976 828 606 - 0975 848 606
- Website: https://caytochoangtuan.vn/
- Địa chỉ: Số 38 – 40, Biệt thự 8, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội